Vương quốc Anh và Việt Nam ký biên bản kết thúc phiên đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do: Khám phá các lựa chọn nhập cư vào Vương quốc Anh

Chiều ngày 11/12, lễ ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA) chính thức diễn ra tại Hà Nội.

By Simon Ngyuen

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 6,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 857 triệu USD. Tuy nhiên, khi Anh rời EU, các ưu đãi mang lại từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ không được áp dụng tại thị trường Anh. Bởi vậy, việc ký kết một FTA song phương sẽ tạo điều kiện cho hoạt động cải cách, mở cửa thị trường, thuận lợi hóa thương mại ở hai quốc gia trên cơ sở kế thừa các kết quả đàm phán tương đối tích cực ở EVFTA, tránh gián đoạn các hoạt động thương mại do hệ quả mang lại của Brexit.Sau 6 phiên làm việc chính thức và nhiều phiên làm việc kỹ thuật, 2 bên đã chính thức đi đến ký kết biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tư do Việt Nam-Vương quốc Anh.Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, đây là bước quan trọng để 2 nước sớm đi đến ký kết chính thức Hiệp định này trong thời gian tới.Hiệp định song phương UKVFTA giữ nguyên các lợi ích trong quan hệ thương mại hiện tại giữa Vương quốc Anh và Việt Nam thông qua Hiệp định Thương mại EVFTA, đồng thời có những điều chỉnh để phù hợp với cả 2 bên. Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư của hai bên trong những năm tới.Những cơ hội và lợi ích lớn nhất tạo ra từ Hiệp định UKVFTA là thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Các ngành hàng xuất khẩu được hưởng lợi là thủy hải sản, gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da giày… Theo đó 99% thuế xuất nhập khẩu giữa 2 nước sẽ được xóa bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan.Theo Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss, Vương quốc Anh và Việt Nam có chung cam kết chiến lược đối với thương mại toàn cầu và tự do hóa giao dịch vốn và đầu tư. Thỏa thiện UKFTA là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh nước Anh sẽ chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu năm 2021.


Điều này cũng mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị thường và hoạt động kinh doanh tại Vương Quốc Anh thông qua các chương trình thị thực dành cho các doanh nhân, quản lý. Trong số đó, phải kể đến các lựa chọn đang là ưu tiên với quy trình giải quyết nhanh, chi phí thấp như:

1.    Sole-Representative Visa: Thị thực yêu cầu người nộp đơn thiết lập sự hiện diện thương mại đầu tiên của công ty tại Vương quốc Anh, bằng cách mở một chi nhánh hoặc công ty con đã đăng ký tại Vương quốc Anh

.2.    Start-up Visa: Một trong những loại thị thực được giới thiệu gần đây, thị thực này đã thay thế thị thực Doanh nhân (Entrepreneur) và tốt nghiệp (Graduated). Thị thực này rất phổ biến do người nộp đơn không yêu cầu bất kỳ khoản tiền nào trong giai đoạn nộp đơn. Thị thực này dành cho những cá nhân có đầu óc kinh doanh với mong muốn xây dựng một công ty theo ba tiêu chí chính là (i) ý tưởng kinh doanh sáng tạo, (ii) tính khả thi và (iii) có thể mở rộng

3.    Innovative Visa: Loại thị thực này nhằm vào những doanh nhân có kinh nghiệm hơn, những người đang muốn thành lập doanh nghiệp tại Vương quốc Anh với quỹ đầu tư tối thiểu 50.000 bảng Anh. Tương tự như thị thực khởi nghiệp, người nộp đơn phải được sự chứng thực từ cơ quan được chỉ định của Vương quốc Anh đối với ý tưởng kinh doanh.

Liên hệ ngay với Davies and Associates LLC để biết thêm thông tin chi tiết và chúng tôi có thể tư vấn lựa chọn phù hợp nhất cho dự định làm việc, sinh sống của bạn tại Vương quốc Anh.

Explore UK Immigration Options as Vietnam & UK sign Free Trade Agreement

On the afternoon of December 11, the signing ceremony of the Agreement on Free Trade Agreement (FTA) Vietnam-UK (UKVFTA) officially took place in Hanoi.

According to the General Department of Customs, in 2019, the total import-export turnover of the two countries reached 6.6 billion USD, of which exports reached 5.8 billion USD and imports reached 857 million USD. However, when the UK leaves the EU, the incentives brought in from the Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA) will not be applied in the UK market. Therefore, the signing of a bilateral FTA will facilitate the reform, opening of markets and trade facilitation in the two countries on the basis of inheriting relatively positive negotiation results in EVFTA. and avoid disruptions in commercial activities as a result of Brexit.

After 6 official working sessions and many technical sessions, the two sides officially came to sign the conclusion of the negotiations on the Vietnam-UK Free Trade Agreement.

Minister of Industry and Trade Tran Tuan Anh affirmed that this is an important step for the two countries to soon come to the official signing of this Agreement in the coming time.

Bilateral Agreement UKVFTA retains the interests in the current trade relationship between the UK and Vietnam through the EVFTA Trade Agreement, and at the same time makes adjustments to suit both sides. The UKVFTA Agreement is expected to continue the driving force of the two sides’ trade and investment relations in the coming years.

The greatest opportunities and benefits created from the UKVFTA Agreement are to promote the export of Vietnam’s key products. The export sectors to benefit are seafood, rice, textiles, wood, vegetables, leather and shoes … Accordingly, 99% of import and export taxes between the two countries will be eliminated after the tax cut is completed. concerned.

According to British International Trade Minister Liz Truss, the UK and Vietnam share a shared strategic commitment to global trade and liberalization of capital transactions and investment. The UKFTA agreement is an important step in the context that the UK will officially apply to join the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) in early 2021.

This also opens up opportunities for many Vietnamese businesses to expand their markets and do business in the UK through visa programs for entrepreneurs and managers. Among them, there are options that are priority with a fast, low-cost process such as:

  1. Sole-Representative Visa: The visa requires the applicant to establish the company’s first commercial presence in the UK, by opening a branch or subsidiary registered in the UK.
  2. Start-up Visa: One of the recently introduced visas, this visa has replaced the Entrepreneur (Entrepreneur) and Graduated (Graduated) visa. This visa is very popular because the applicant is not asking for any money during the application stage. This visa is for business-minded individuals wishing to build a company under three main criteria: (i) innovative business idea, (ii) feasibility and (iii) open wide
  3. Innovative Visa: This visa is aimed at more experienced entrepreneurs who are looking to start a business in the UK with a minimum investment fund of £ 50,000. Similar to a start-up visa, an applicant must obtain endorsement from a designated UK agency regarding the business idea.


Thẻ xanh “dương”: Câu trả lời của Châu Âu đối với Thẻ xanh “lá” của Hoa Kỳ

By Matteo Tisato & Simon Nguyen

Trong những tháng qua, thế giới phải đối mặt với tình huống khó khăn do đại dịch CoVid 19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và kinh tế của các quốc gia.

Trong khi đó, ngày 22 tháng 6 năm 2020, Tổng thống Donald Trump vừa ký sắc lệnh tạm thời ngừng cấp các visa không định cư cho công dân ngoài Hoa Kỳ như L1, H-1B, H4, L, etc. cho đến cuối năm nay (31 tháng 12 năm 2020). Điều này đã ảnh hưởng quan trọng đến mong muốn đến Hoa Kỳ làm việc và sinh sống của đa phần người Việt.

Tuy nhiên, một số thị thực được quan tâm nhiều như thi thực Đầu tư Hiệp ước E2 không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh trên. Điều này như một minh chứng cho thấy sức hút của thị thực E2 đối với các nhà đầu tư về tính ổn định và các lợi ích khác của nó.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số lựa chọn di trú đến những quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ thu hút không ít nhà đầu tư trên khắp thế giới như các quốc gia Châu Âu.

Trong vài ngày qua, các văn phòng của chúng tôi ở London, Rome và Florence đã nhận được một lượng lớn các cuộc gọi từ khắp nơi trên thế giới từ những người tìm kiếm thông tin về con đường họ có thể làm việc và cư trú hợp pháp ở châu Âu. Chúng tôi nhân cơ hội này để cung cấp cái nhìn rõ nét về “Thẻ xanh” của châu Âu, được tạo ra với mục đích đặc biệt để biến châu Âu trở thành điểm đến hấp dẫn hơn cho các công dân không thuộc EU/EEA có trình độ cao. Ủy ban châu Âu đã chọn tên ‘thẻ xanh dương” như dấu hiệu cho những người nhập cư tiềm năng rằng thẻ xanh dương là lựa chọn thay thế của châu Âu cho thẻ xanh “lá” của Mỹ.

Thẻ xanh châu Âu là giấy phép cư trú cung cấp các quyền về kinh tế và xã hội toàn diện và con đường khả quan hướng tới thường trú và nhận quốc tịch châu Âu. Nó có giá trị ở tất cả các quốc gia thành viên EU, ngoại trừ Đan Mạch, Ireland và Vương quốc Anh. Đây là một hệ thống dựa trên thành tích, trong đó ứng viên phải chứng minh họ có bằng đại học và đã được mời làm việc ít nhất 12 tháng với mức lương hàng năm bằng hoặc cao hơn mức liên quan được xác định bởi Quốc gia thành viên. Ví dụ, ở Đức mức lương tối thiểu hàng năm cho người đăng ký Thẻ xanh EU là khoảng 55.200 EUR, hoặc 43.056 EUR cho các ngành nghề thiếu hụt, chẳng hạn như bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học tự nhiên, nhà toán học và chuyên gia IT. Giấy phép làm việc được cấp theo chương trình Thẻ xanh không tuân theo bất kỳ hệ thống hạn ngạch nào và không cấp phép cho các công việc tạm thời hoặc các hoạt động tự làm chủ. Nếu chủ thẻ EU Blue mất việc, họ được cho 3 tháng để ở lại trong nước và tìm kiếm việc làm, và có quyền yêu cầu trợ cấp an sinh xã hội.

Trong số nhiều lợi thế đặc biệt có được khi trở thành chủ sở hữu Thẻ xanh EU, các điểm có lợi chính khác bao gồm: có được điều kiện làm việc và lương như nhau đối công dân của quốc gia đó; di chuyển tự do trong khu vực Schengen; có các quyền xã hội, có một hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe tuyệt vời và giá cả phải chăng, chương trình đoàn tụ gia đình; và có khả năng có được quyền thường trú. Trên thực tế, sau khi ở lại năm (5) năm hợp pháp và liên tục, có thể xin giấy phép cư trú dài hạn của EU và được hưởng các quyền giống như công dân, bao gồm quyền làm việc cho bất kỳ hoạt động việc làm hoặc tự làm chủ.

Bài viết được viết với mục đích cung cấp thông tin. Bài viết này không bao gồm tư vấn hoặc ý kiến pháp lý. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để thảo luận về hoàn cảnh cụ thể của bạn.

This blog is for informational purposes only. Nothing in this blog constitutes legal advice. Please contact us to discuss your specific circumstances