Thẻ xanh “dương”: Câu trả lời của Châu Âu đối với Thẻ xanh “lá” của Hoa Kỳ

By Matteo Tisato & Simon Nguyen

Trong những tháng qua, thế giới phải đối mặt với tình huống khó khăn do đại dịch CoVid 19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và kinh tế của các quốc gia.

Trong khi đó, ngày 22 tháng 6 năm 2020, Tổng thống Donald Trump vừa ký sắc lệnh tạm thời ngừng cấp các visa không định cư cho công dân ngoài Hoa Kỳ như L1, H-1B, H4, L, etc. cho đến cuối năm nay (31 tháng 12 năm 2020). Điều này đã ảnh hưởng quan trọng đến mong muốn đến Hoa Kỳ làm việc và sinh sống của đa phần người Việt.

Tuy nhiên, một số thị thực được quan tâm nhiều như thi thực Đầu tư Hiệp ước E2 không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh trên. Điều này như một minh chứng cho thấy sức hút của thị thực E2 đối với các nhà đầu tư về tính ổn định và các lợi ích khác của nó.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số lựa chọn di trú đến những quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ thu hút không ít nhà đầu tư trên khắp thế giới như các quốc gia Châu Âu.

Trong vài ngày qua, các văn phòng của chúng tôi ở London, Rome và Florence đã nhận được một lượng lớn các cuộc gọi từ khắp nơi trên thế giới từ những người tìm kiếm thông tin về con đường họ có thể làm việc và cư trú hợp pháp ở châu Âu. Chúng tôi nhân cơ hội này để cung cấp cái nhìn rõ nét về “Thẻ xanh” của châu Âu, được tạo ra với mục đích đặc biệt để biến châu Âu trở thành điểm đến hấp dẫn hơn cho các công dân không thuộc EU/EEA có trình độ cao. Ủy ban châu Âu đã chọn tên ‘thẻ xanh dương” như dấu hiệu cho những người nhập cư tiềm năng rằng thẻ xanh dương là lựa chọn thay thế của châu Âu cho thẻ xanh “lá” của Mỹ.

Thẻ xanh châu Âu là giấy phép cư trú cung cấp các quyền về kinh tế và xã hội toàn diện và con đường khả quan hướng tới thường trú và nhận quốc tịch châu Âu. Nó có giá trị ở tất cả các quốc gia thành viên EU, ngoại trừ Đan Mạch, Ireland và Vương quốc Anh. Đây là một hệ thống dựa trên thành tích, trong đó ứng viên phải chứng minh họ có bằng đại học và đã được mời làm việc ít nhất 12 tháng với mức lương hàng năm bằng hoặc cao hơn mức liên quan được xác định bởi Quốc gia thành viên. Ví dụ, ở Đức mức lương tối thiểu hàng năm cho người đăng ký Thẻ xanh EU là khoảng 55.200 EUR, hoặc 43.056 EUR cho các ngành nghề thiếu hụt, chẳng hạn như bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học tự nhiên, nhà toán học và chuyên gia IT. Giấy phép làm việc được cấp theo chương trình Thẻ xanh không tuân theo bất kỳ hệ thống hạn ngạch nào và không cấp phép cho các công việc tạm thời hoặc các hoạt động tự làm chủ. Nếu chủ thẻ EU Blue mất việc, họ được cho 3 tháng để ở lại trong nước và tìm kiếm việc làm, và có quyền yêu cầu trợ cấp an sinh xã hội.

Trong số nhiều lợi thế đặc biệt có được khi trở thành chủ sở hữu Thẻ xanh EU, các điểm có lợi chính khác bao gồm: có được điều kiện làm việc và lương như nhau đối công dân của quốc gia đó; di chuyển tự do trong khu vực Schengen; có các quyền xã hội, có một hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe tuyệt vời và giá cả phải chăng, chương trình đoàn tụ gia đình; và có khả năng có được quyền thường trú. Trên thực tế, sau khi ở lại năm (5) năm hợp pháp và liên tục, có thể xin giấy phép cư trú dài hạn của EU và được hưởng các quyền giống như công dân, bao gồm quyền làm việc cho bất kỳ hoạt động việc làm hoặc tự làm chủ.

Bài viết được viết với mục đích cung cấp thông tin. Bài viết này không bao gồm tư vấn hoặc ý kiến pháp lý. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để thảo luận về hoàn cảnh cụ thể của bạn.

This blog is for informational purposes only. Nothing in this blog constitutes legal advice. Please contact us to discuss your specific circumstances

Leave a Reply